Chuyển đến nội dung chính

Giảm Chi Phí Nuôi, Chế Biến Cá Tra Nhờ Sản Xuất Bền Vững || Nuôi Cá Tra

Giảm Chi Phí Nuôi Cá Tra

Giảm nhiều chi phí nuôi, chế biến, tạo thêm nhiều sản phẩm mới từ cá tra… Đó là những kết quả mà Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA) do Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), cùng các đối tác WWF Việt Nam và WWF Áo, cùng thực hiện, đã đạt được sau 4 năm triển khai thực hiện.
chế biến cá tra
Theo ông Lê Xuân Thịnh (Quản lý Dự án), trong 4 năm qua, SUPA đã hỗ trợ cho hơn 50 doanh nghiệp, 120 vùng nuôi, 130 hộ gia đình, 12 hợp tác xã và thu hút gần 3.000 lượt người tham dự các chương trình đào tạo, hội thảo kỹ thuật. Những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận.
Ở khâu nuôi, Dự án đã nghiên cứu tư vấn, tập huấn nhằm nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí thức ăn và tác động đến môi trường trong khâu ương và nuôi. Qua đó, góp phần cắt giảm 7 - 10% chi phí sản xuất trong khâu ương nuôi cá tra giống. Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho 33 vùng nuôi và HTX đạt các chứng nhận thủy sản bền vững quốc tế.
Với các nhà máy chế biến, Dự án đã hỗ trợ nâng cao năng lực và tư vấn về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP) cho hơn 70 nhà máy giúp cắt giảm trung bình 18 - 20% điện năng, 26 - 30% nước, qua đó cắt giảm 2 - 5 tỷ đồng chi phí sản xuất cho mỗi nhà máy và cắt bỏ hơn 21.000 tấn CO2 phát thải hàng năm cho 54 nhà máy chế biến cá tra.
chế biến cá tra 2
Đại diện Cty CP Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP) cho biết, nhờ dự án, DN này đã sử dụng hiệu quả và tiết kiệm 7% điện năng, gần 30% lượng nước và diện tích cá tra đạt chứng nhận ASC đã tăng gấp đôi từ 70 ha ban đầu.

Dự Án Phát Triển

Đặc biệt, các bên tham gia Dự án đã có nhiều hoạt động góp phần đổi mới sản phẩm cá tra và cải thiện hình ảnh cá tra Việt Nam tại EU. 2 phiên đồng sáng tạo ở EU và 20 phiên với nội dung tương tự được tổ chức tại các TP lớn ở Việt Nam, đã ghi nhận nhiều ý kiến, yêu cầu của các khách hàng đối với mẫu mã bao bì, sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra.
Qua đó, Dự án đã giúp phát triển và chuyển giao 20 sản phẩm mới cho các DN như cá tra viên, burger cuộn, xúc xích cá tra, phile cá tra xông khói... Trong đó có nhiều sản phẩm phát triển từ phụ phẩm cá tra như gan cá, pate gan cá, vây tẩm gia vị giòn, snack da cá…
Ở khâu thị trường, Dự án đã làm việc với 47 công ty lớn trong các lĩnh vực nhập khẩu, phân phối và bán lẻ ở châu Âu, tổ chức Hội nghị bàn tròn đầu tiên về tiêu chuẩn ASC/MSC tại Áo năm 2016 và tổ chức các hoạt động quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam tại châu Âu thông qua các hội chợ, ấn phẩm, website, mạng xã hội…
Bên cạnh đó, các nghiên cứu của WWF Áo (trong khuôn khổ Dự án SUPA) về thói quen mua sắm và thái độ của người tiêu dùng châu Âu đối với thủy sản Việt Nam, đã góp phần giúp cho ngành cá tra Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường EU.
Ông Karim (WWF Áo), cho biết, điều tra tại nước này cho thấy 86% người trả lời câu hỏi nói rằng họ có biết về cá tra; 34% trong số họ thường mua và tiêu thụ cá tra; 1/2 số người mua và tiêu thụ cá tra vì hương vị của nó, 1/3 số người mua cá tra vì giá cả hợp lý; 1/4 số người đã mua cá tra trả lời họ muốn thử ăn cá tra 1 lần nữa. Bên cạnh đó, có những ý kiến hoài nghi rằng cá tra có hương vị không ngon bằng các loại thủy sản khác và trại nuôi có sử dụng kháng sinh.
Ông Karim (WWF Áo) khẳng định, khách hàng châu Âu sẵn sàng trả giá cao với sản phẩm cá tra bền vững, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra cần cải thiện chất lượng hơn nữa, chứng minh là sản phẩm tự hào của Việt Nam vì có tính bền vững, có chất lượng cao và chiến dịch truyền thông hình ảnh cá tra cần phải đẩy mạnh hơn để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng châu Âu.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Cơ Bản.

Chọn Vị Trí Và Hình Dạng Ao Ao nuôi nên chọn những nơi gần sông rạch lớn để có nguồn nước sạch, tiết kiệm chi phí bơm nước, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất... Diện tích ao từ 500 m2 trở lên, độ sâu trên 3m, ao có hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Tuy nhiên ao nuôi có hình chữ nhật là thích hợp cho việc chăm sóc và thu hoạch. Ao nên có cống cấp và cống thoát riêng, đáy ao có lớp bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về phía cống thoát. Ao có kết cấu nền đất tốt, ít bị nhiễm phèn. Nên chọn nơi đất sét hoặc sét pha cát để làm ao nhằm tránh rò rỉ nước và cá phá bờ ra ngoài. Bờ ao phải được làm kiên cố để phòng tránh lũ lụt và mầm bệnh lây lan từ ao khác. Ao nuôi nên gần nhà để dễ quản lý và chăm sóc. Xem thêm : Bí quyết sống thọ người trẻ không thể bỏ qua.                    Thái Lan- Viên ngọc ẩn của Đông Nam Á. Cải Tạo Ao Nuôi Cải tạo ao là  bước đầu quan trọng nhất  trong nuôi cá . Cải tạo kỹ sẽ giúp người nuôi nâng cao tỉ lệ

Giới Thiệu Hệ Thống Nuôi Cá Da Trơn Và Cá Chép Lồng

Giới Thiệu Trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp Trung Quốc - Nam Phi (ATDC) là dự án đầu tiên của chính phủ Trung Quốc hỗ trợ Nam Phi trong lĩnh vực nông nghiệp. Các mục đích cơ bản của trung tâm bao gồm giảng dạy và đào tạo, nghiên cứu thực nghiệm, cũng như trình diễn và phát huy trình độ kỹ năng và nhu cầu phát triển hiện có trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Nam Phi. Bên cạnh các bên liên quan ở Nam Phi, trung tâm cố gắng trở thành cơ sở nghiên cứu chính cho đào tạo và nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Nam Phi và thậm chí mở rộng ra toàn bộ miền nam châu Phi. Dưới sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Phi, các nhân viên của trung tâm đã hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn khác nhau từ Trung Quốc trong việc lập kế hoạch và thực hiện dự án để đạt được các hướng dẫn và tiêu chuẩn đặt ra của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi. Trong ba năm qua, những thành tựu của trung tâm đã đặt một dấu mốc quan trọng trong hợp tác kỹ

Kĩ Thuật Ương Cá Tra Giống Hiệu Quả

Cá tra giống từ lâu đã trở thành sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Và làm sao để có kĩ thuật ương nuôi cá tra giống hiệu quả cao thì không phải là chuyện dễ dàng, mà phải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng Chuẩn Bị Ao Ương Cá Khâu chuẩn bị đầu tiên của  kĩ thuật ương nuôi cá tra giống   là phải lựa chọn ao đủ tiêu chuẩn. Nên chọn ao ương rộng với diện tích trên 200m2, mực nước từ 1,2-1,5m là hợp lý nhất, độ pH không quá cao. Bên cạnh đó nguồn nước phải sạch, linh động gần các con sông lớn, và đặc biệt tránh xa những nơi có nước thải từ các khu công nghiệp, nông nghiệp… Tin hay:   20 Sự thật thú vị chỉ có tại Nepal. Cải tạo ao và gây màu trong kĩ thuật ương  nuôi cá tra  giống Cải tạo ao Trong  kĩ thuật ương nuôi cá tra giống  thì việc cải tạo lại ao cực kì quan trọng, góp phần quyết định đến môi trường sống của cá giống. Trước hết, bà con nên tháo hết nước trong ao rồi bắt hết các loại cá tạp cũng như các vi sinh vật trong đó. Đồng th