Chuyển đến nội dung chính

Các Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Và Chất Lượng Từ Cá Tra Bột Lên Cá Giống

Cá tra là đối tượng nước ngọt được nuôi chủ lực ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Vì thế việc cung cấp đủ con giống cá tra có chất lượng tốt được đặt lên hàng đầu vì như thế mới đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tra hàng năm. Thực tế cho thấy, mặc dù việc sản xuất cá tra giống vẫn phát triển theo quy luật cung và cầu, tuy nhiên vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi nói riêng và nghề nuôi cá tra nói chung.
Chính vì thế, việc cấp bách hiện nay là phải nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của cá tra bột, cũng như chất lượng của cá tra giống.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cá Tra Giống

Để có được đàn cá tra giống chất lượng, cần phải lưu ý đến các yếu tố sau:
  • Nguồn cá tra bố mẹ để sản xuất giống phải được chọn lọc kỹ về di truyền, có nguồn gốc rõ ràng, tránh hiện tượng đồng huyết hay cận huyết.
  • Nguồn thức ăn cung cấp cho cá giống đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh theo qui định của nhà nước.
  • Quản lý môi trường nuôi một cách chặt chẽ để hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình ương, hạn chế hoặc không sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình ương.
  • Bổ sung: men tiêu hoá, men vi sinh, vitamin và chất khoáng để tăng sức đề kháng cho cá.
Ngoài ra, cùng cần phải chú ý đến các yếu tố khác như ao nuôi, mật độ nuôi, thức ăn và cách cho ăn, quản lý và chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển,....

Chuẩn Bị Ao Nuôi

Đây là công đoạn quan trọng đầu tiên mà hộ nuôi sẽ phải thực hiện. Diện tích ao ương cá tùy theo điều kiện của địa phương và nông hộ, nhưng diện tích nhỏ điều kiện môi trường dễ biến đổi, nhất là nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan,.... gây bất lợi cho cá, nhưng nếu ao quá lớn sẽ khó quản lý chăm sóc. Thích hợp cho ương cá tra là ao có diện tích từ 1.000 - 2.000m2, độ sâu từ 1,5 - 2,0 m, ao hình chữ nhật. Bố trí hệ thống cấp và thoát nước dễ dàng và đáy ao phải dốc về cống thoát nước. Nguồn nước chủ động và sạch, xa các nguồn nước thải công, nông nghiệp, hóa chất.
Cải Tạo Ao
Những công việc chính của chuẩn bị ao là tẩy dọn ao, hồ và diệt trừ địch hại được đặt lên hàng đầu.
Tát cạn vét bùn đáy ao, lấp hang cua, ếch, chuột, lươn,..... Đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao và dùng lưới cước đăng chắn quanh ao để tránh địch hại vào ao trong giai đoạn đầu thả cá bột.
Dùng vôi rải đều đáy ao và cả mé bờ với liều lượng như bảng sau, tùy theo điều kiện từng ao và mức độ nhiễm phèn của đất.

pH

Lượng vôi cần bón (kg/100m2)

4 – 4,5

48 – 90

4,5 – 5

36 – 70

5 – 5,5

30 – 18

5,5 – 6

16 – 30

6 – 6,5

14 - 16

>7

7 - 10
Bón vôi để ổn định pH (tùy theo độ pH đất) và diệt các mầm bệnh, phơi nắng 1 – 3 ngày.
Gây Màu
Dùng bột đậu nành và bột cá mỗi loại 0,5kg/100m2 trộn và rãi đều khắp đáy ao. Hoặc có thể bón phân urea kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2
Tiến hành bơm nước, nước bơm vào được lọc qua lưới lọc. Mực nước đạt 0,3 – 0,4m thì thả giống trứng nước và trùng chỉ để gây thêm một số thức ăn tự nhiên cho cá bột. Sau một ngày tiếp tục bơm nước vào đạt 0,7 – 0,8 cm thì thả giống. Sau đó tiếp tục cấp nước cho đến khi đủ yêu cầu.

Chọn Và Thả Giống

Khi ương cá tra bột sinh sản nhân tạo nên chọn mua cá từ những trại sản xuất có đăng ký công bố chất lượng, để nâng cao hiệu quả của quá trình ương nuôi.
(Lưu ý nên chọn cá bột bơi lội nhanh nhẹn. Màu sắc tươi sáng, không bị dị hình)
  • Thời gian thả cá bột vào ao ương tốt nhất vào sáng sớm và chiều mát.
  • Mật độ ương thích hợp và dễ quản lý dịch bệnh là : 500 con/m2 diện tích mặt nước.
  • Mực nước ao ương ngày đầu 1,0 – 1,2 m sau đó cho thêm nước vào ao để đến ngày thứ 15 mực nước ao ương đạt 1,5 – 1,7 m.

Thức Ăn Và Cách Cho Ăn

Trộn hơn hợp thức ăn theo liều lượng như sau:
Tuần đầu tiên
  • Bột đậu nành với số lượng: 250 g.
  • Bột sữa cá với số lượng: 250 g.
  • Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc: 7h, 10h, 16h, 20h.
  • Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao.
Tuần thứ 2
  • Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc: 7h, 11h, 16h, 20h. Mỗi lần cho cá ăn theo hỗn hợp sau:
  • Thức ăn công nghiệp đậm đặc dạng bột, có độ đạm 40% được cung cấp từ các cơ sở có đăng ký chất lượng với liều lượng 0,5 kg/ lần ăn, 200 g sữa bột để duy trì thức ăn tự nhiên trong ao.
  • Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20% so với ngày trước tùy theo mức độ bắt mồi của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
  • Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao.
Tuần thứ 3
  • Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng viên loại thức ăn dạng miễng có kích thước vừa cỡ miệng của cá, độ đạm từ 35 - 40%, cho ăn 3 - 4 lần trong ngày. Tập cho cá gom cầu và định lượng thức ăn lại cho hợp lý.
Tuần thứ 4 trở đi
  • Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có kích thước vừa cỡ miệng của cá, độ đạm từ 30 - 35%, cho ăn 3 lần trong ngày và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
  • Số lần cho ăn 3 lần/ngày.

Chăm Sóc Và Quản Lý

Thời gian đầu cá ăn thức ăn tự nhiên nhưng nguồn thức ăn đó không đủ vì thế nên bổ sung thêm một số thức ăn khác cho cá. Trong 10 ngày đầu tiên sau khi thả cá, cá sẽ sử dụng lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, chúng ta phải thường xuyên bổ sung thêm trứng nước, trùng chỉ đồng thời cho ăn thêm thức ăn tự chế như dùng 20 lòng đỏ trứng gà + 200 gam bột đậu nành xay nhuyễn, nấu chín và rải đều khắp ao, mỗi ngày cho ăn 4 – 5 lần.
Sau 10 ngày tập cho ăn thức ăn công nghiệp để hạn chế gây ô nhiễm môi trường nuôi, chọn thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá. Giai đoạn cá giống yêu cầu độ đạm cao > 30%, tỷ lệ cho ăn 5 – 8%. Tuy nhiên tùy theo điều kiện môi trường, sức khỏe cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Tránh cho ăn thừa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi và cho ăn thiếu làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá…
Quản Lý Môi Trường Và Chất Thải
Trong điều kiện ao ương để cho cá tăng trưởng, phát triển tốt nên định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương và đảm bảo đạt một số chỉ tiêu như sau:
  • pH : 7 - 8,5
  • Độ trong : 30 – 40 cm
  • NH3 < 1 mg/l
  • Oxy >= 3 mg/lít
Quan sát màu nước ao ương, màu nước phải luôn luôn có màu xanh đọt chuối là tốt nhất. Do đó cần phải định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học như: EM, Bio-tab, Zeofish,…kết hợp thay nước mới để môi trường luôn sạch và ổn định trong quá trình ương, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.
Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
Định kỳ một tuần luyện cá một lần cho cá quen dần với điều kiện chật hẹp, nước đục, thiếu oxy… để cá thích nghi và không bị sốc khi đánh bắt và vân chuyển đi xa. Luyện cá bằng cách dùng lưới để kéo cá.
Quản Lý Dịch Bệnh
Khi có hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Nếu xác định cá bị bệnh thì phải tìm đúng bệnh để có biện pháp chữa trị đúng và kịp thời.
Để phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao, dùng vôi bột hòa nước và tạt đều khắp ao với liều lượng 2 – 3 kg/100m3 nước ao. Có thể dùng các loại chế phẩm vi sinh hoặc formol để xử lý và khử trùng nước ao nuôi.
Khi cho ăn cần áp dụng phương pháp 4 định “ lượng, chất, vị trí, thời gian” để hạn chế thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường nước.

Thu Hoạch Và Vận Chuyển

Thu Hoạch
Kích cỡ cá ương, cá giống sau khi thu hoạch như sau:

Cỡ giống
( theo chiều cao)

Số lượng

Thời gian nuôi

1 cm

Trung bình (TB): 200 – 220 con/kg

30 – 35 ngày tuổi

1,2 cm

TB: 120 – 150 con/kg

35 – 45 ngày tuổi

1,5 cm

TB: 70 – 80 con/kg

45 – 55 ngày tuổi

1,7 cm

TB: 40 – 50 con/kg

60 – 70 ngày tuổi

2cm

TB: 25 – 30 con/kg

70 – 80 ngày tuổi

2,5 cm

TB: 15 - 20 con/kg

80 – 90 ngày tuổi

3 cm

TB: 8 – 10 con/kg

90 – 110 ngày tuổi
Chú ý: Khi thu hoạch cá giống phải ngừng cho ăn trước 6 giờ và trước khi vận chuyển cá phải để cá vào trong bể nước có dòng chảy để cá thải hết phân và chất thải khác.
Vận Chuyển
Có 2 cách vận chuyển là vận chuyển kín và vận chuyển hở.
  • Vận chuyển kín: cá được đựng trong túi nylon có bơm oxy, thích hợp cho vận chuyển đi xa, nếu thời gian vận chuyển trên 8 giờ thì nên thay nước và bơm lại oxy.
Bảng 1: Mật độ vận chuyển cá trong túi nylon bơm oxy
Chiều dài thân cá ( cm )Mật độ ( Con / lít )
380
5 - 740
8 - 1020
  • Vận chuyển hở: dùng các thùng phuy, thau chậu … thích hợp cho vận chuyển gần. Trong khi vận chuyển nên có máy sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá, sau 4 – 5 giờ thì nên thay nước.
Bảng 2: Mật độ vận chuyển cá trong thùng
Kích thước cá ( cm )Mật độ ( con / lít )
350
5 - 740
8 - 1020
15
15
(Nguồn: Sưu tầm)



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Cơ Bản.

Chọn Vị Trí Và Hình Dạng Ao Ao nuôi nên chọn những nơi gần sông rạch lớn để có nguồn nước sạch, tiết kiệm chi phí bơm nước, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất... Diện tích ao từ 500 m2 trở lên, độ sâu trên 3m, ao có hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Tuy nhiên ao nuôi có hình chữ nhật là thích hợp cho việc chăm sóc và thu hoạch. Ao nên có cống cấp và cống thoát riêng, đáy ao có lớp bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về phía cống thoát. Ao có kết cấu nền đất tốt, ít bị nhiễm phèn. Nên chọn nơi đất sét hoặc sét pha cát để làm ao nhằm tránh rò rỉ nước và cá phá bờ ra ngoài. Bờ ao phải được làm kiên cố để phòng tránh lũ lụt và mầm bệnh lây lan từ ao khác. Ao nuôi nên gần nhà để dễ quản lý và chăm sóc. Xem thêm : Bí quyết sống thọ người trẻ không thể bỏ qua.                    Thái Lan- Viên ngọc ẩn của Đông Nam Á. Cải Tạo Ao Nuôi Cải tạo ao là  bước đầu quan trọng nhất  trong nuôi cá . Cải tạo kỹ sẽ giúp người nuôi nâng cao tỉ lệ

Giới Thiệu Hệ Thống Nuôi Cá Da Trơn Và Cá Chép Lồng

Giới Thiệu Trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp Trung Quốc - Nam Phi (ATDC) là dự án đầu tiên của chính phủ Trung Quốc hỗ trợ Nam Phi trong lĩnh vực nông nghiệp. Các mục đích cơ bản của trung tâm bao gồm giảng dạy và đào tạo, nghiên cứu thực nghiệm, cũng như trình diễn và phát huy trình độ kỹ năng và nhu cầu phát triển hiện có trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Nam Phi. Bên cạnh các bên liên quan ở Nam Phi, trung tâm cố gắng trở thành cơ sở nghiên cứu chính cho đào tạo và nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Nam Phi và thậm chí mở rộng ra toàn bộ miền nam châu Phi. Dưới sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Phi, các nhân viên của trung tâm đã hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn khác nhau từ Trung Quốc trong việc lập kế hoạch và thực hiện dự án để đạt được các hướng dẫn và tiêu chuẩn đặt ra của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi. Trong ba năm qua, những thành tựu của trung tâm đã đặt một dấu mốc quan trọng trong hợp tác kỹ

Kĩ Thuật Ương Cá Tra Giống Hiệu Quả

Cá tra giống từ lâu đã trở thành sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Và làm sao để có kĩ thuật ương nuôi cá tra giống hiệu quả cao thì không phải là chuyện dễ dàng, mà phải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng Chuẩn Bị Ao Ương Cá Khâu chuẩn bị đầu tiên của  kĩ thuật ương nuôi cá tra giống   là phải lựa chọn ao đủ tiêu chuẩn. Nên chọn ao ương rộng với diện tích trên 200m2, mực nước từ 1,2-1,5m là hợp lý nhất, độ pH không quá cao. Bên cạnh đó nguồn nước phải sạch, linh động gần các con sông lớn, và đặc biệt tránh xa những nơi có nước thải từ các khu công nghiệp, nông nghiệp… Tin hay:   20 Sự thật thú vị chỉ có tại Nepal. Cải tạo ao và gây màu trong kĩ thuật ương  nuôi cá tra  giống Cải tạo ao Trong  kĩ thuật ương nuôi cá tra giống  thì việc cải tạo lại ao cực kì quan trọng, góp phần quyết định đến môi trường sống của cá giống. Trước hết, bà con nên tháo hết nước trong ao rồi bắt hết các loại cá tạp cũng như các vi sinh vật trong đó. Đồng th